CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO VẬT LIỆU NANO
Có thể
thu nhận các hạt nano bằng các phương pháp cơ học (nghiền vật liệu rắn hoặc
phân tán chất lỏng) hoặc các phương pháp hóa-lý (lắng tụ chân không, nhiệt phân
các tiền chất, khử hóa học, điện phân v.v...) [1, 2].
Công nghệ
chế tạo vật liệu nano được phân thành hai nhóm: Công nghệ “từ trên xuống (top-down)” trong đó tiền chất là vật liệu khối, và
công nghệ “từ dưới lên (bottom-up)”
trong đó tiền chất là các nguyên tử hoặc phân tử [3].
1. Phương pháp chế tạo“từ trên xuống”
1.1. Phương pháp nghiền cơ học hoặc
phân tán chất lỏng
Nghiền
cơ học và phân tán chất lỏng là hai phương pháp điển hình của công nghệ nano “từ trên xuống” (top-down). Ở giai đoạn
ban đầu các phương pháp này chủ yếu được áp dụng để thu nhận bột kim loại với
kích thước hạt đạt tới cỡ micron, nhưng khi chuyển sang cỡ hạt nano mét hiệu quả
của chúng đã suy giảm đáng kể, bởi vì trong trường hợp đó chi phí năng lượng để
vượt qua sức căng bề mặt trong quá trình hình thành bề mặt hạt nano (lực bám
dính) trở nên vô cùng lớn. Ngoài ra, bằng các phương pháp nghiền cơ học khó có
thể thu nhận các hạt nano có phổ phân bố kích thước hạt chụm. Vì vậy, ngày nay phương
pháp nghiền cơ học khó có thể cạnh tranh với các phương pháp hóa-lý “từ dưới lên” (bottom-up), nghĩa là hạt
nano được tạo ra từ các nguyên tử hoặc phân tử riêng biệt.
1.2. Phương pháp lắng đọng chân không vật lý
(physical vapor deposition - PVD)
Quá
trình công nghệ gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau: Hóa hơi vật liệu, vận chuyển chất hơi đến
khu vực đế và ngưng tụ. Vật liệu được hóa hơi tại nhiệt độ 500 - 1200oC
và được cho ngưng tụ trên bề mặt đế lạnh dưới dạng bột kích thước nano. Nhằm giảm
thiểu động năng của các nguyên tử hóa hơi và tạo điều kiện thuận lợi cho việc
ngưng tụ, quá trình được thực hiện trong môi trường khí trơ He hoặc Ar và áp suất
không cao (103 Pa).
1.3. Phương pháp lắng đọng chân không hóa học
(chemical vapor deposition - CVD)
Trong
phương pháp CVD tiền chất được cho bốc hơi, sau đó các nguyên tử hóa hơi được khuếch tán đến bề
mặt đế đã được đốt nóng để phản ứng với các nguyên tử hóa hơi của chất thứ hai
và tạo ra sản phẩm rắn dưới dạng các hạt nano, trong khi thành phần bay hơi được
loại bỏ.
1.4. Phương pháp laze bóc lớp (laser ablation)
Ở phương pháp này vật liệu cũng được
hóa hơi dưới tác dụng của xung laze rồi sau đó được ngưng tụ dưới dạng các hạt
nano. Khác với phương pháp PVD, quá trình bóc lớp laze được thực hiện với bia rắn
ngâm trong dung dịch. Trong trường hợp đó các hạt nano thu được dưới dạng dung
dịch keo, nhờ vậy chúng có thể được chiếu laze nhiều lần, tạo ra kích thước nhỏ
hơn [4].
2. Phương pháp chế tạo
“từ dưới lên”
Phương pháp “từ dưới lên” bao hàm sự
hình thành vật liệu nano từ các nguyên tử hoặc ion, được phát triển rất mạnh mẽ
vì tính linh động và chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Phần lớn các vật liệu
nano ứng dụng trong nông nghiệp được chế tạo từ phương pháp này. Phương pháp từ
dưới lên có thể là phương pháp vật lý, phương pháp hóa học hoặc kết hợp cả hai.
2.1. Phương pháp vật lý “từ dưới lên”
Phương
pháp vật lý tạo vật liệu nano từ nguyên tử hoặc bằng phương pháp chuyển pha. Nguyên tử để hình thành vật liệu nano được tạo ra từ các
phương pháp vật lý như bốc bay nhiệt (đốt, phún xạ, phóng điện hồ quang). Phương pháp chuyển pha: vật liệu
được nung nóng rồi cho nguội với tốc độ nhanh để thu được trạng thái vô định hình; xử
lý nhiệt để
chuyển pha vô định hình - tinh thể (phương pháp nguội
nhanh).
2.2. Phương pháp hóa học “từ dưới lên”
Phương
pháp hóa học tạo vật liệu nano từ các ion, có đặc điểm là rất đa dạng bởi vì
tùy thuộc vào vật liệu cụ thể mà người ta phải thay đổi kỹ thuật chế tạo cho
phù hợp. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể phân loại các phương pháp hóa học thành
hai loại: Hình thành vật liệu nano từ pha lỏng (khử hóa học, kết tủa, sol-gel,...) và từ pha khí (nhiệt phân, khử hóa học...). Các phương pháp hóa học cho phép tạo các hạt
nano, dây nano, ống nano, màng nano, bột nano...
2.3. Phương pháp kết hợp “từ dưới lên”
Phương pháp tạo vật liệu nano dựa
trên nguyên tắc vật lý và hóa học kết hợp như điện phân, ngưng tụ từ pha
khí, kết tủa với hỗ
trợ bởi năng lượng sóng vi ba hoặc song siêu âm... Phương pháp này cũng có thể
tạo các hạt nano, dây nano, ống nano, màng nano, bột nano.
Đối với các nước đang phát triển, do
bị hạn chế về trang thiết bị vật lý đắt tiền, các nhà khoa học thường sử dụng
các phương pháp hóa học “từ dưới lên” để chế tạo vật liệu nano phục vụ trong
nông nghiệp.
3. Chế tạo vật liệu
nano bằng các phương pháp hóa học “từ dưới lên”
3.1. Phương pháp sol-gel
Phương pháp dựa trên các phản ứng đa
trùng ngưng từ các chất vô cơ, bao gồm 4 giai đoạn: Thủy phân, đa trùng ngưng,
sấy và phân hủy nhiệt. Trước tiên tiền chất kim loại hoặc alcoxide được thủy
phân với nước hoặc cồn. Tiếp theo là phản ứng đa trùng ngưng đồng thời giải
phóng khỏi nước và cồn. Polyme vô cơ được tạo ra và lắng xuống dưới dạng kết tủa
với độ phân tán có thể kiểm soát bởi thành phần dung dịch, pH và nhiệt độ. Sản
phẩm được sấy khô và phân hủy nhiệt để loại bỏ tiền chất hữu cơ. Phương pháp
sol-gel được sử dụng chủ yếu để chế tạo các nano oxit kim loại.
3.2. Phương pháp kết tủa hóa học
Quá trình kết tủa được thực hiện
trong dung dịch nước, cho phép thu nhận các hạt nano đa lớp bằng cách kiểm soát
nghiêm ngặt nồng độ các ion tham gia và độ axit của môi trường phản ứng. Phương pháp cho phép thay đổi bề dày của một
lớp chất nano nhất định (ví dụ lớp HgS bên trong lớp CdS) bằng cách hòa tan và
tái kết tủa Cd2+, cho phép thu nhận các hạt nano có phân bố kích thước
hẹp, phù hợp cho việc chế tạo các bộ cảm biến ứng dụng trong nông nghiệp.
3.3. Phương pháp ngưng tụ plasma hóa học (plasma chemical
method)
Đó là phương pháp khử kim loại từ hợp
chất dưới tác động của dòng khí nóng. Trong buồng plasmatron bằng dòng điện hồ
quang có cường độ lớn plasma được tạo ra với nhiệt độ từ 4000 - 10000oC
và một dòng khí khử (hydro, khí đốt tự nhiên,…) được đưa vào đó. Sau khi khử tiền
chất được chuyển thành các hạt nano kim loại dưới dạng pha ngưng tụ. Phương
pháp cho phép thu nhận các hạt nano kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao như Ni,
Mo, W.
|
Phương pháp mixen đặc biệt ở chỗ là cho phép điều chế các hạt nano trong các dung môi phân cực cũng như không phân cực, đồng thời cho phép dễ dàng kiểm soát kích thước hạt với phân bố kích thước đồng đều, vì vậy được quan tâm nghiên cứu nhiều. Các phân tử HĐBM lưỡng tính (vừa ưa nước vừa kỵ nước) có nồng độ lớn hơn nồng độ tới hạn tạo mixen sẽ hình thành cấu trúc bền vững gọi là mixen. Hình dạng và kích thước mixen phụ thuộc vào cấu trúc hóa học của phân tử lưỡng cực và một loạt các điều kiện bên ngoài như nhiệt độ, nồng độ các ion, bản chất dung môi,… Hình dạng của hạt mixen có thể được xác định dựa trên tham số sắp xếp P (packaging parameter) của chất HĐBM (hình 1) do J. N. Israelachvili đề xuất [5]:
Trong đó:
p - tham số sắp xếp;
u - thể tích van der
Waals của phần đuôi kỵ nước của
chất hoạt động bề mặt (HĐBM);
ao - tiết diện của đầu phân cực tại nồng độ tới hạn hình thành hạt
|
ℓc –
chiều dài phần đuôi kỵ nước tại nồng độ tới hạn hình thành mixen.
Hình ảnh một số dạng mixen được hình thành phụ thuộc vào tham số sắp xếp P và được thể hiện trên hình 2 cho thấy các mixen có hình dạng khác nhau tùy thuộc vào bản chất và cấu hình không gian của chất HĐBM. Trong dung dịch nước các đuôi không phân cực của chất HĐBM kết với nhau tạo ra nhân kỵ nước có khả năng hòa tan các chất hữu cơ cần nghiên cứu, trong khi đầu phân cực (ưa nước) tạo ra lớp vỏ bao xung quanh mixen đảm bảo độ tan của chúng trong nước. Mixen thuận hình cầu được hình thành trong dung dịch nước khi tham số xếp đặt P < 0,33. Mixen đảo